Dec 19, 2022
2093 Views
1 0

5 Viễn cảnh có thể tái cấu trúc lại kinh tế toàn cầu năm 2023

Written by

Năm 2022 cũng đã gần đi qua hết, chiến sự Nga tại Ukraine đã dịch chuyển mối bận tâm của thế giới (từ đại dịch Covid) trở thành mối bận tâm về chính trị, an ninh và rủi ro kinh tế vĩ mô. Chính chiến sự đấy đã và đang tác động đến chính sách tiền tệ toàn cầu, sự sụt giảm tốc độ phát triển kinh tế ở Trung Quốc và theo dự đoán của EIU (Economic Intelligent), kinh tế thế giới dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng 1,6% trong năm tới. Dưới đây là 5 viễn cảnh rủi ro có khả năng xảy ra trong năm tới có thể tái cấu trúc lại kinh tế toàn cầu năm 2023, chúng ta cùng tham khảo nhé:

1. Khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu.

Nga đã và đang thực hiện cắt giảm nguồn cung khí đốt cho 12 nước liên minh châu Âu EU song song với kế hoạch chiến sự tại Ukraine. Nếu nguồn cầu khí đốt mùa đông cuối năm 2022 đầu 2023 cao hơn trung bình, thì Châu Âu có thể sẽ cạn kiệt sớm nguồn khí đốt dự trữ, hậu quả tiềm tàng đó là sự suy thoái kinh tế có thể kéo dài tới năm 2024. Cùng với đó là sự sụt giảm GDP của khu vực dùng đồng Euro, 0.4% vào năm tới (theo EIU). Việc cạn kiệt khí đốt có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng, doanh nghiệp đình đốn vì giá năng lượng tăng.

Việc Nga cắt giảm cung khí đốt đã và sẽ dẫn đến những viễn cảnh tồi tệ cho thế giới

Việc Nga cắt giảm cung khí đốt đã và sẽ dẫn đến những viễn cảnh tồi tệ cho thế giới

2. Khủng hoảng lương thực toàn cầu

Biến đổi khí hậu đã gây ra những sự kiện thời tiết rất cực đoan. Tuy xảy ra rời rạc nhưng những hiện tượng này có thể xảy ra thường xuyên và mật độ cao hơn. Hạn hán nghiêm trọng ở Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ năm 2022 đã làm đẩy giá lương thực lên cao (ví dụ như giá dầu ăn). Thêm vào đó, chiến tranh Nga – Ukraine – 2 trong số những nước xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới, đã dẫn đến sự tăng vọt giá lương thực và gây nguy cơ rất cao về khủng hoảng lương thực (hạt và phân bón, những nguyên liệu thiết yếu cho nông nghiệp) trong năm 2023.

Điều này có thể dẫn đến một sự thiếu hụt trầm trọng về lương thực và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực và nạn đói sẽ diễn ra phổ biến hơn cả.

Hơn 1 triệu người sống ở các quốc gia phụ thuộc lớn vào lúa mạch của Nga và Ukraine (% của tổng lượng lúa mạch nhập khẩu từ Nga và Ukraine (2021)(Nguồn EIU)

Hơn 1 triệu người sống ở các quốc gia phụ thuộc lớn vào lúa mạch của Nga và Ukraine (% của tổng lượng lúa mạch nhập khẩu từ Nga và Ukraine (2021) (Nguồn EIU)

3. Xung đột trực tiếp giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Nguy cơ xảy ra xung đột toàn diện giữa Trung Quốc và Đài Loan là không cao khi Trung Quốc vẫn đang phụ thuộc vào chất bán dẫn của Đài Loan rất nhiều. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đang thực hiện những biện pháp quân sự lên vùng căn cứ của Đài Loan. Các cuộc diễn tập diễn ra thường xuyên quanh vùng này sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột toàn diện, quét sạch nền kinh tế của Đài Loan, bao gồm cả ngành công nghiệp bán dẫn của nước này, một ngành công nghiệp mà chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc rất lớn vào. Điều này cũng có nguy cơ lôi kéo Mỹ, Úc và Nhật Bản ảnh hưởng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các khu vực Trung Quốc diễn tập quân sự quanh Đài Loan. (vùng đỏ)(Nguồn: VNExpress)

Các khu vực Trung Quốc diễn tập quân sự quanh Đài Loan (vùng đỏ)
(Nguồn: VNExpress)

4. Lạm phát toàn cầu cao gây bất ổn xã hội

Áp lực lạm phát cao, gây ra bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chiến tranh Nga – Ukraine đã đẩy lạm phát toàn cầu lên cao, cụ thể là cao nhất từ những năm 1990 (theo EIU). Nếu tốc độ lạm phát tăng nhanh hơn tiền công lao động, thì nguy cơ xảy ra những bất ổn xã hội là rất lớn. Biểu tình, đình công diện rộng có thể làm tê liệt toàn bộ ngành công nghiệp của các quốc gia và lan sang quốc gia khác, ngành công nghiệp khác.

Lạm phát toàn cầu theo năm 2022 đạt mức rất cao 8.3%(Nguồn IMF - quỹ tiền tệ quốc tế)

Lạm phát toàn cầu theo năm 2022 đạt mức rất cao 8.3%
(Nguồn IMF – quỹ tiền tệ quốc tế)

5. Suy thoái toàn cầu do các quốc gia thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ

Hầu hết các ngân hàng trung ương đều đang tích cực tăng lãi suất vay để kiềm chế lạm phát (lãi suất tăng sẽ hạn chế được việc vay tiền, có ít nguồn tiền hơn sẽ làm giảm tiêu dùng, hạn chế sự tăng giá và lạm phát). Theo EIU, dự đoán lạm phát toàn cầu sẽ tăng tới 10% năm 2023. Cùng với những sự kiện như chiến tranh Nga – Ukraine, khủng hoảng lương thực, năng lượng, năm 2023 sẽ là một năm với nguy cơ suy thoái toàn cầu rất cao.

Ở các quốc gia phát triển, suy thoái kinh tế có thể trầm trọng hơn, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường tài sản và ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu. Tại các thị trường mới nổi, việc tăng lãi suất có thể khiến tiền tệ mất giá nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ vỡ nợ quốc gia (như đã xảy ra ở Sri Lanka vào tháng 4).

Chính sách tiền tệ thắt chặt của các quốc gia sẽ tăng nguy cơ suy thoái toàn cầu.

Chính sách tiền tệ thắt chặt của các quốc gia sẽ tăng nguy cơ suy thoái toàn cầu.

Trên đây là một vài viễn cảnh kinh tế thế giới năm 2023, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn trực quan hơn về những biến động có thể xảy ra vào năm 2023 sắp tới.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here