Jan 15, 2023
751 Views
1 0

Top 6 món ăn truyền thống vào ngày Tết của các quốc gia châu Á

Written by

Vào dịp năm mới, mỗi quốc gia trên thế giới lại có món ăn đón Giao thừa độc đáo, khác biệt, thể hiện nét văn hóa riêng. Cũng như ở Việt Nam, tại nhiều quốc gia, người dân rất chú trọng tới văn hóa ẩm thực ngày Tết. Dù món ăn truyền thống dịp năm mới ở mỗi quốc gia là khác nhau, song tất cả đều tin rằng những món ăn ấy sẽ mang lại bình an, hạnh phúc và may mắn. Nếu người Việt mình gói bánh chưng đón Tết thì người dân các nước khác nấu gì, ăn gì trong dịp đầu năm nhỉ? Hãy cùng điểm qua các món ăn truyền thống độc đáo tới từ bạn bè Châu Á của chúng ta. 

1. Món ăn truyền thống của Việt Nam: Bánh chưng

Bánh chưng (Nguồn ảnh: VnExpress)

Bánh chưng (Nguồn ảnh: VnExpress)

Người Việt có rất nhiều món ăn hấp dẫn trong mâm cỗ truyền thống ngày đầu năm. Tuy nhiên, bánh chưng vẫn luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của mỗi gia đình. Bánh chưng là món ăn truyền thống có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt. Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu vô cùng dân giã: Lá dong để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt lợn, hành làm nhân bánh. Bánh thể hiện lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa; đồng thời bánh chưng cũng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Ở miền Trung và miền Nam người dân còn gói bánh tét – nguyên liệu tương tự bánh chưng nhưng được gói thành hình trụ. 

2. Món ăn truyền thống của Trung Quốc: Sủi cảo

Sủi cảo (Nguồn ảnh: TravelMag)

Sủi cảo (Nguồn ảnh: TravelMag)

Theo phong tục của người Trung Quốc, bữa ăn đầu năm nên có nhiều món ăn may mắn; vì vậy mà sủi cảo chính là một trong những món ăn truyền thống của người dân trong ngày Tết. Sủi cảo tượng trưng cho sự cân bằng “viên phúc” khi được làm từ vỏ bánh bằng bột mì; nhân sủi cảo truyền thống được làm từ thịt trộn lẫn với rau. Khi gói sủi cảo cần chú ý phần viền bánh phải đều, tượng trưng cho sự cân bằng “viên phúc”. Miếng sủi cảo thường được gói theo hình bán nguyệt, tượng trưng cho nén bạc cổ mang đến sự giàu sang, phú quý. Theo phong tục, các gia đình thường cùng nhau gói sủi cảo trong đêm giao thừa; tạo nên không khí sum họp đầm ấm, vui vẻ.

3. Món ăn truyền thống của Hàn Quốc: Canh bánh gạo

Canh bánh gạo (Nguồn ảnh: Zing)

Canh bánh gạo (Nguồn ảnh: Zing)

Hàn Quốc cũng là nước đón Tết Nguyên đán giống như Việt Nam. Đối với người dân Hàn Quốc, tteokguk- canh bánh gạo luôn là món ăn không thể thiếu trên bàn ăn tất niên. Tteokguk được làm từ bánh gạo thái vát, cùng với nước xương bò hầm, thịt bò và hành hoa. Ngoài ra, những nguyên liệu khác cũng sẽ được thêm vào món canh này, tùy thuộc vào khẩu vị khác nhau của mỗi gia đình. Sở dĩ canh bánh gạo được xem là món ăn quan trọng nhất bởi ý nghĩa sâu sắc ẩn bên trong. Những miếng bánh gạo trắng tượng trưng cho sự trường thọ; sự thanh khiết của con người và mọi vật trên thế giới. Ngoài ra, bánh gạo trắng tượng trưng cho mặt trời, cho ánh sáng rực rỡ, đem lại hy vọng cho năm mới may mắn.

4. Món ăn truyền thống của Nhật Bản: Osechi Ryori

Osechi Ryori (Nguồn ảnh: Just One Cookbook)

Osechi Ryori (Nguồn ảnh: Just One Cookbook)

Nhật Bản đã chuyển sang đón Tết Dương lịch nhưng vào những ngày đầu năm; người Nhật vẫn duy trì các phong tục truyền thống. Osechi ryori là một bữa ăn theo truyền thống của Nhật Bản dành riêng cho ngày đầu năm mới. Osechi gồm rất nhiều những món khác nhau đựng trong chiếc hộp sơn mài nhiều tầng được gọi là “jubako”. Các món ăn trong Osechi thường là các món làm từ đậu đen, cá và hải sản; tiêu biểu như món súp Ozoni, mứt đậu đen, Tazukuri, tôm chiên’….. Theo quan niệm của người Nhật, những món ăn này sẽ giúp họ có trí não sáng suốt hơn; trở nên năng động, hoạt bát hơn. Các món ăn ấy đều tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp nhất vào năm mới của người dân xứ sở Phù Tang.

5. Món ăn truyền thống của Lào: Món Lạp

Lạp (Nguồn ảnh: TravelMag)

Lạp (Nguồn ảnh: TravelMag)

Trong ngôn ngữ của người Lào, Lạp có nghĩa là “lộc”; vì vậy mà Lạp được xem như là “linh hồn” của mâm cơm đầu năm; tượng trưng cho những lời chúc may mắn đầu năm của người dân đất nước Triệu Voi. Về nguyên liệu, món ăn Lạp thì chủ yếu được làm từ các loại thịt băm từ: bò, gà tây, lợn, vịt, cá trộn với nước mắm, gia vị cộng thêm nước chanh và các loại rau thơm khác. Tuy nhiên, món Lạp của người Lào cũng có nơi dùng thịt hổ để chế biến và được gọi là Lạp Hổ. Người Lào cũng nấu món Lạp để đem đi tặng người thân thay cho lời chúc may mắn, phước lành. Họ quan niệm nếu Lạp không ngon tức là cả năm đó họ sẽ gặp điều không may.

6. Món ăn truyền thống Campuchia: Cari

Cari (Nguồn ảnh: Zing)

Cari (Nguồn ảnh: Zing)

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia là cà ri. Trong ngày đầu năm, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa làm lễ cúng dâng lên tổ tiên; sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cà ri thơm lừng đặc trưng. Người dân Campuchia cũng quan niệm rằng; việc ăn cà ri trong bữa ăn đầu năm sẽ mang lại may mắn cho họ. Cà ri của Campuchia không có vị cay bằng cà ri Thái Lan; thường được làm từ thịt bò, gà hoặc cá, với cà, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi, sả và kroeung. Cà ri còn được dùng trong các dịp đặc biệt như đám cưới, họp mặt gia đình, ngày lễ tôn giáo hoặc ngày tổ tiên

Article Categories:
Ẩm thực · Châu Á

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here