Dec 21, 2022
965 Views
1 0

Top 8 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc

Written by

Chắc hẳn khi đi xin việc thì bạn nào cũng sẽ có sự chuẩn bị trước và phân vân không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình những gì khi đi phỏng vấn. Toplists.asia sẽ mách bạn 8 câu hỏi các bạn sẽ thường gặp khi phỏng vấn xin việc nhé.

1. Giới thiệu về bản thân?

Đây là câu hỏi mà bạn sẽ luôn gặp đầu tiên khi đi phỏng vấn xin việc ở đại đa số các công ty và nó đưa ra khá nhiều tranh cãi. Một phía cho rằng trong CV đã đưa đầy đủ thông tin tại sao lại hỏi lại. Một phía lại cho rằng có quá nhiều CV và họ khó có thể nhớ chi tiết được ai với ai, nên vẫn cần hỏi.

Giới thiệu bản thân - Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Giới thiệu bản thân – Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Thực ra nhà tuyển dụng một phần muốn hiểu về bản thân bạn như thế nào: gồm tên tuổi, trình độ học vấn, nơi theo học và quá trình đi làm trước đó như thế nào một cách ngắn gọn và xúc tích. Tiếp sau, họ cũng muốn nắm bắt được bạn về giao tiếp có lưu loát không, về phản xạ và thái độ cũng như hành động cử chỉ của bạn đều được để ý. Phong thái có quá tự tin hay quá nhút nhát, nói về bản thân có đang tâng bốc nói dối hay trân thực.

Vì thế đây là câu hỏi đơn giản nhưng cũng khá quan trọng cho một khởi đầu cuộc giao tiếp. Các bạn cố gắng tự tin và chỉnh chu nó nhé. Đừng quá dài dòng nhưng cũng đừng kết thúc chỉ có ba câu.

2. Các nhiệm vụ mà em đã đảm nhiệm tại công ty cũ?

Mục đích nhà tuyển dụng muốn biết trước đây bạn làm công việc gì, có nhiều kinh nghiệm liên quan tới vị trí hiện tại cần hay không. Từ câu hỏi này công ty đánh giá mức độ phù hợp với công việc và mục tiêu nhân sự mà họ hướng tới (là đào tạo mới, hoặc cần đào tạo ít hoặc không cần). Do đó bạn hãy cứ trả lời trân thật về các nhiệm vụ mình đã làm. Tuy nhiên lưu ý là hãy nhấn mạnh tất cả các nhiệm vụ mà bạn đã làm và hoàn thành tốt hoặc được đánh giá tốt nhé.

Các nhiệm vụ tại công ty cũ - Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Các nhiệm vụ tại công ty cũ – Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Đặc biệt các công việc có tính logic với nhau hoặc có quy trình thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn. Nếu như bạn chỉ làm một công việc và làm từ đầu chí cuối không có thay đổi sáng tạo gì thì về mặt kinh nghiệm của bạn sẽ không được đánh giá cao nên bạn lưu ý điều này.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm full-time ở đâu, hãy tự tin nói về các công việc part-time và hoạt động đoàn hoặc ngoại khoá tại trường nhé.

3. Tại sao em lại thấy mình phù hợp với công việc này?

Có hai hướng cho câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc này:

Một là nếu bạn làm công việc trước có lên quan tới công việc này. Bạn hãy cứ thoải mái nói lên các điểm trùng hợp mà bạn gặp ở cả hai công ty. Bạn thấy ở JD công việc mới có nhiều điểm tương đồng thì hãy nêu ra và nói rằng em đã được làm các nhiệm vụ như vậy. Thì khi vào công ty sẽ không cần phải training nhiều và sẽ nhanh chóng bắt nhịp với công việc.

Hai là nếu bạn làm công việc trước ít liên quan thì bạn cần ít mẹo sau. Bạn hãy chọn ra các kỹ năng ở công việc cũ phù hợp với công việc hiện tại, để thể hiện rằng mình có khả năng với việc đó. Chứ đừng nói lan man sang các vấn đề khác nhé.

Sự phù hợp với công việc - Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Sự phù hợp với công việc – Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Ví dụ: Bạn làm sư phạm nhưng lại muốn xin sang mảng đào tạo của công ty tư nhân. Thì kỹ năng mạnh của bạn đó là có thể đứng thuyết trình trước đám đông, kiểm soát được số đông và nắm bắt tâm lý lứa tuổi phù hợp đào tạo người khác.

Hoặc bạn đang làm kế toán chuyển sang tuyển dụng. Kỹ năng bạn nên đề cập tới là có logic, tính tỉ mỉ kỹ lưỡng dùng để chọn ứng viên. Và bạn được tiếp xúc với nhiều phòng ban hiểu được phần nào tính chất nghề nghiệp của các công việc đó. Giúp ích cho việc viết JD và đưa vào những quyền lợi cho vị trí đó tại các bài đăng…

4. Tại sao em chọn công ty để ứng tuyển?

Đây là câu hỏi mà các bạn rất dễ để trả lời đúng không nào? Nó đơn giản chỉ là một lí do mà bạn đã ưu ái công ty hơn rất nhiều các công ty khác cũng đang đi tuyển nhân sự đúng không nào. Bạn hãy trả lời nó một cách thành thật kèm thêm một sự khéo léo nhé.

Điều tiên quyết là mình nên khen công ty trước rồi tiếp sau đó là các lý do bên lề nhé. Có thể bạn chọn công ty mới thành lập để được làm nhiều công việc thử sức với các mảng khác nhau, hiểu về quy trình làm việc. Nếu bạn chọn một công ty lâu năm thì bạn có thể hiểu đây là công ty đã có quy trình rõ ràng và hệ thống tốt đáng để bạn cống hiến và học hỏi phát triển bản thân. Đây cũng là cách khen khéo.

Sau đó bạn có thể nói tới các lí do khác: gần nhà (khả năng gắn bó cao), chế độ làm việc Thứ 2 tới Thứ 6 (cân bằng đời sống công việc và cá nhân), chế độ đãi ngộ tốt (ai đi làm cũng muốn cống hiến để có đời sống tốt hơn đúng ko nào?) …

Câu hỏi này thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc nên bạn hãy chuẩn bị để trả lời một cách khéo léo nhất nhé.

5. Lí do em nghỉ việc tại công ty cũ?

Một câu hỏi khiến rất nhiều bạn ứng viên lúng túng khi trả lời. Vì nếu trả lời thật thì có nhiều khi lý do lại là việc nói xấu công ty cũ. Còn nếu trả lời không đúng thì cũng thành nói dối và chưa biết lý do nào là lịch sự lại thể hiện đúng nhất. Vì vậy có nhiều bạn chọn cách “giấu đi” bằng cách trả lời vì do “cá nhân không tiện chia sẻ và không có bất đồng gì với công ty” đây cũng là một cách nhưng chưa tốt lắm. Nhiều khi nhà tuyển dụng cũng nghĩ bạn còn khá ngại chia sẻ.

Lý do thôi việc công ty cũ - Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Lý do thôi việc công ty cũ – Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Chúng ta có thể trả lời theo chiều hướng tiếp theo đó là “không còn phù hợp với công ty”. Giống như việc “thuận mua vừa bán” thì đi làm cũng vậy hai bên cùng nhau ký hợp đồng đồng ý làm việc. Sau đó khi nghỉ việc thì bạn không còn phù hợp nữa. Mỗi người ở một thời điểm sẽ có một nhu cầu khác nhau. Nhu cầu về thăng tiến, về vị trí, về tiền lương hoặc thời gian làm việc, áp lực công việc… và chọn công ty nào ở thời điểm nào thì lúc đó là thời điểm phù hợp.

Tránh tuyệt đối việc nói rằng đổi công việc vì “công việc không hợp, ứng tuyển đây thử môi trường mới” như vậy có thể là một lý do chính đáng. Nhưng nó lại mang lại sự bất an cho nhà tuyển dụng vì độ cam kết gắn bó.

6. Điểm mạnh và điểm yếu của em là gì?

Các bạn thường ngại chia sẻ điểm yếu của mình, có bạn còn tự tin khẳng định mình không có điểm yếu gì cả. Tuy nhiên nếu bạn không phải như vậy thì khi thử việc với vai trò là quản lý họ cũng sẽ nắm được bạn là người như thế nào. Vì vậy mặc dù câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc nhưng các bạn cũng dễ bị đánh giá bởi câu này lắm nhé.

Điểm mạnh điểm yếu - Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Điểm mạnh điểm yếu – Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Thực ra nhà tuyển dụng muốn biết sự trung thực và tự đánh giá bản thân của bạn như thế nào? Và sẽ có những Task – Nhiệm vụ công việc phù hợp với bạn và đào tạo thêm những điểm bạn còn chưa tốt nếu bạn thực sự có ý cầu tiến và cống hiến trong công việc. Mỗi người đều có thế mạnh riêng để làm việc tốt ở vị trí của mình nên bạn cũng cố gắng chọn ra những điểm mình làm tốt nhé.

7. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của em là gì?

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường hoặc những bạn mới đi làm thời gian ngắn thì các bạn rất khó khăn và loay hoay trong câu hỏi này. Vì các bạn chưa định hướng được lối đi của mình sẽ như thế nào và nó thực sự thường gặp nhất khi đi phỏng vấn xin việc.

Nhiều bạn không thực sự giỏi trong lĩnh vực mình học và có thể chưa gặp được một người hướng dẫn đúng hướng cho bạn nên thực sự còn lơ mơ. Nhưng bạn cũng không cần quá “nổ” hoặc “che giấu” sự non nớt này của mình nhé.

Thông thường sẽ có 2 hướng phát triển sự nghiệp: một là thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó (ví dụ: đào tạo, sau đó lên thành trưởng phòng đào tạo, giám đốc đào tạo, chuyên gia đào tạo…). Hai là trở thành quản lý, thì cần học các kỹ năng để phấn đấu lên vị trí cao hơn quản lý đội nhóm và hiểu biết về nhiều ngành nghề (không sâu).

Vì vậy mục tiêu ngắn có thể là thành thạo trong nghiệp vụ, mục tiêu sau là phát triển sự nghiệp thăng tiến. Hi vọng công ty sẽ có lộ trình phát triển cho bản thân phù hợp.

Tham khảo bài viết: Top 6 kỹ năng mà quản lý/ lãnh đạo cần có

8. Câu hỏi dành cho công ty/ nhà tuyển dụng?

Sau khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng và họ đã tìm kiếm đủ thông tin cần thiết thì sẽ tới phần của ứng viên. Bạn sẽ được đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về những điều mà có thể trên JD chưa thể hiện được hết. Việc bạn đặt câu hỏi cho công ty cũng thể hiện thành ý bạn muốn được làm việc sau cuộc phỏng vấn. Còn không có câu hỏi nào cũng có nghĩa khác là bạn chưa ưng công ty lắm và cũng suy nghĩ về việc làm ở đây.

Câu hỏi dành cho công ty - Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Câu hỏi dành cho công ty – Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

Bạn nên quan tâm về các vấn đề như áp lực công việc, tần suất công tác/ làm thêm giờ. Người sẽ hướng dẫn bạn trực tiếp là ai? Mất thời gian bao lâu thử việc? Và mức lương nhận được trước và sau thử việc sẽ như thế nào? Tại công ty có review lương hay không? Teambuilding hoặc bảo hiểm xã hội. Đây đều là câu hỏi thông thường và bạn cần đặt cho nhà tuyển dụng để tìm hiểu kỹ về môi trường mà bạn sắp gắn bó. Nếu có ý định thương lượng lương hãy nói ngay khi còn phỏng vấn, tránh việc thử xem như nào rồi sẽ tăng lương vì khi đã vào làm sẽ “khó” có cơ hội trao đổi về lương.

Trên đây là các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc, chúc các bạn ứng viên sẽ luôn vững vàng và tự tin vào bản thân mình để có một buổi phỏng vấn thành công nhất. Và đừng quên nở những nụ cười thân thiện trong quá trình phỏng vấn trao đổi nha.

Tham khảo bài viết: Top 5 điều nên lưu ý trước khi đi phỏng vấn

Article Categories:
Chia sẻ kiến thức · Giáo dục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here